Các thuộc tính hóa-lý Cacbon điôxít

Cacbon điôxít là một khí không màu mà khi hít thở phải ở nồng độ cao (nguy hiểm do nó gắn liền với rủi ro ngạt thở) tạo ra vị chua trong miệng và cảm giác nhói ở mũi và cổ họng. Các hiệu ứng này là do khí hòa tan trong màng nhầynước bọt, tạo ra dung dịch yếu của axít cacbonic.

Tỷ trọng riêng của nó ở 25 °C là 1,98 kg m−3, khoảng 1,5 lần nặng hơn không khí. Phân tử cacbon điôxít (O=C=O) chứa hai liên kết đôi và có hình dạng tuyến tính. Nó không có lưỡng cực điện. Do nó là hợp chất đã bị ôxi hóa hoàn toàn nên về mặt hóa học nó không hoạt động lắm và cụ thể là không cháy.

Ở nhiệt độ dưới -78 °C, cacbon điôxít ngưng tụ lại thành các tinh thể màu trắng gọi là băng khô. Cacbon điôxít lỏng chỉ được tạo ra dưới áp suất trên 5,1 bar; ở điều kiện áp suất khí quyển, nó chuyển trực tiếp từ các pha khí sang rắn hay ngược lại theo một quá trình gọi là thăng hoa.

Nước sẽ hấp thụ một lượng nhất định cacbon điôxít, và nhiều hơn lượng này khi khí bị nén. Khoảng 1% cacbon điôxít hòa tan chuyển hóa thành axít cacbonic. Axít cacbonic phân ly một phần thành các ion bicacbonat (HCO3-) và cacbonat (CO3−2).

Khi một nguồn lửa được đưa vào ống thử có chứa cacbon điôxít thì ngọn lửa sẽ tắt ngay lập tức do cacbon điôxít thông thường không duy trì sự cháy, tuy nhiên nếu là sự cháy của các kim loại mang tính khử cao như Mg, Zn thì các bon bị khử, tạo ra ô xít kim loại và mụi than. (Một số loại bình cứu hỏa chứa cacbon điôxít hay các chất khi phản ứng với nhau sẽ tạo ra nó dùng để dập lửa). Để xác nhận tiếp theo là khí này là cacbon điôxít thì khí được dẫn qua dung dịch hiđrôxít canxi (Ca(OH)2) trong. Dung dịch hiđrôxít canxi sẽ chuyển thành màu sữa do sự tạo thành của cacbonat canxi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cacbon điôxít http://www.dryiceinfo.com/science.htm http://www.uigi.com/carbondioxide.html http://www.usatoday.com/weather/news/2004-03-21-co... http://itest.slu.edu/articles/90s/hannan.html http://scifun.chem.wisc.edu/chemweek/CO2/CO2.html http://scifun.chem.wisc.edu/chemweek/CO2/CO2_phase... http://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/summary/summary.cg... http://cdiac.esd.ornl.gov/trends/co2/sio-mlo.htm http://www.grida.no/climate/ipcc_tar/wg1/107.htm#3... http://www.grida.no/climate/ipcc_tar/wg1/fig3-2.ht...